Mật ong kết tinh là một hiện tượng phổ biến khi được bảo quản ở nhiệt độ từ 6-20 độ C, và đây không phải là điều đáng lo ngại về sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân gây ra hiện tượng kết tinh của mật ong.
1. Hiện tượng mật ong kết tinh là gì?
Mật ong kết tinh hay còn được gọi là lắng đường, đóng đường, là quá trình chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt. Ban đầu, mật ong kết tinh ở dạng hạt mịn, sau đó chuyển dần thành hạt to hơn. Điều này xuất hiện khi glucose trong mật ong dễ bị tách nước và tạo thành dạng tinh thể, từ đó mật chuyển từ dạng lỏng sang dạng mịn và sau đó thành dạng hạt.
2. Nguyên nhân mật ong kết tinh
- Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ kết tinh của mật ong. Khi mật ong được bảo quản ở nhiệt độ từ 6-20 độ C, khả năng kết tinh rất cao. Ở dưới 5 độ C, mật ong khó kết tinh, trong khi trên 27 độ C, mật ong có khả năng bị tan chảy.
- Nguồn mật hoa: Tốc độ kết tinh của mật ong cũng phụ thuộc vào nguồn gốc của mật, từng loại hoa sẽ ảnh hưởng khác nhau.
- Hàm lượng nước: Mật ong có hàm lượng nước càng thấp thì càng dễ kết tinh nhanh. Ngược lại, nếu hàm lượng nước cao, mật ong sẽ ít bị kết tinh hoặc không kết tinh.
- Hàm lượng đường glucose: Tỷ lệ giữa glucose và fructose trong mật ong cũng ảnh hưởng đến quá trình kết tinh. Nếu tỷ lệ này cao, mật ong dễ kết tinh nhanh chóng, ngược lại, tỷ lệ thấp thì quá trình kết tinh sẽ chậm hoặc không xảy ra.
- Phấn hoa lẫn trong mật: Mật ong thô chưa qua xử lý thường có chứa phấn hoa, điều này cũng đóng góp vào việc tạo nền tảng cho quá trình hình thành tinh thể kết tinh.
Mật ong bị kết tinh vẫn hoàn toàn sử dụng được và không ảnh hưởng đến chất lượng của mật. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân tại sao mật bị kết tinh. Khi có nhu cầu sử dụng bạn có thể liên hệ Thảo dược Soga - Đơn vị chuyên cung cấp Mật ong tự nhiên uy tín - đảm bảo chất lượng. Liên hệ Số điện thoại/Zalo: 0982.803.857 (Ms.Nhài) để đặt hàng và an tâm sử dụng nhé!
(Nguồn tham khảo: Vnexpress.net, matongrungtunhien.com)