Tổ chức trong đàn ong mật có sự phân công nhiệm vụ một cách chặt chẽ giữa các thành viên. Trong đàn ong công việc của ong mật đực được xem là nhà nhã và nhẹ nhàng nhất. Nhiệm vụ duy nhất của chúng là giao phối với ong Chúa.
Ong đực không có bộ phận lấy phấn hoa, miệng ong đực không thích nghi với hút mật, vì vậy ong đực được ong thợ nuôi cho ăn. Khi trong tổ thiếu thức ăn (vào mùa đông hoặc mùa mưa kéo dài) ong đực sẽ bị ong thợ đuổi ra ngoài tổ rồi chết đói hoặc chết rét.
Tuy nhiên khi một đàn ong mạnh, số quân nhiều, ong thợ chuyên lo đi lấy phấn hoa, lấy mật thì ong đực có vai trò tham gia điều hoà nhiệt độ trong tổ để cho ấu trùng nở.
Ong mật đực khi giao phối với ong chúa, cơ quan sinh dục ong đực sẽ di chuyển vào cơ thể ong chúa sau khi giao phối. Đây được coi là phương pháp đảm bảo sự thành công của quá trình thụ tinh và ngăn chặn các đợt giao phối khác. Tuy nhiên, khi giao phối với con ong đực tiếp theo, ong chúa sẽ bỏ cơ quan sinh sản của con ong đực trước đó và tiếp tục quá trình thụ tinh.
Con ong đực sau khi giao phối sẽ mất chức năng sinh sản và thường bị chết đi, nếu có thể sống, những con ong bị thương sau khi giao phối cũng sẽ bị đẩy ra khỏi tổ. Số lượng ong đực trong đàn tương đối nhiều tuy nhiên chỉ có 7 – 15 con ong đực giao phối được với ong chúa. Số lượng ong đực trong đàn có vai trò chọn lọc tự nhiên để tăng cường sức sống của đàn ong.
Ong mật đực được sinh ra từ trứng chưa thụ tinh của ong chúa. Trứng sẽ nở ra ong đực phải mất 24 ngày. Sau khi nở từ 8 đến 14 ngày, ong đực đã thuần thục và trong mỗi ong đực có từ 200 tới 400 triệu tinh trùng. Do đó ong Chúa chỉ cần 1 lần giao phối là đủ để duy trì sinh sản suốt đời.
Hi vọng với kiến thức ở trên các bạn sẽ hiểu hơn phần nào về tập tính của loài ong. Khi có nhu cầu sử dụng Mật ong sạch bạn có thể liên hệ Thảo dược Soga - Đơn vị chuyên cung cấp Mật ong tự nhiên uy tín - đảm bảo chất lượng. Liên hệ Số điện thoại/Zalo: 0982.803.857 (Ms.Nhài) để đặt hàng và an tâm sử dụng nhé!
(Nguồn tham khảo: dacsanthiennhienbentre.wordpress.com)